Bệnh Nấm Ở Mèo: Cách Nhận Biết & Điều Trị

Bệnh nấm ở mèo là gì?

Bệnh nấm mèo (nấm da mèo) là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở thú cưng, đặc biệt là mèo con và mèo có hệ miễn dịch yếu. Căn bệnh này không chỉ khiến mèo bị rụng lông, ngứa ngáy mà còn có thể lây sang người nếu không được kiểm soát đúng cách.

Hình ảnh mèo bị nấm
Hình ảnh mèo bị nấm

Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm mèo? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Có cách nào chữa trị tận gốc không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm ở mèo

Bệnh nấm ở mèo chủ yếu do các loại vi nấm như Microsporum canis, Microsporum gypseum, Trichophyton mentagrophytes gây ra. Các bé mèo có thể bị nhiễm bệnh thông qua 3 con đường: hít thở, ăn uống và hấp thụ qua da.
Và bởi thông qua 3 con đường phổ thông này, nên có nhiều lý do khiến các bé mèo bị nấm. Dưới đây là những lý do hàng đầu:

  • Tiếp xúc với mèo bị nhiễm nấm: Mèo có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mèo khác đã mắc bệnh.
  • Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh: Vi nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp, ít ánh sáng và không được vệ sinh thường xuyên.
  • Hệ miễn dịch yếu: Mèo con, mèo già hoặc mèo bị bệnh có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm nấm hơn.
  • Dùng chung đồ dùng với mèo bệnh: Bát ăn, chăn, ổ nằm hoặc lược chải lông bị nhiễm nấm có thể truyền bệnh cho mèo khác.

Triệu chứng nhận biết của mèo bị nấm

Tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn nấm mà các triệu chứng của mèo có thể thay đổi khác nhau. Thường mèo sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Rụng lông từng mảng: Những vùng da bị rụng lông thường có hình tròn, không đều.
  • Chán ăn, thiếu sức sống: có cơ thể mắc bệnh nên mèo thường mệt mỏi, kèm theo biểu hiện bỏ ăn, ăn không nhiều.
  • Da bong tróc, đỏ, viêm nhiễm: Vùng da bị nấm có thể có vảy trắng, sưng tấy hoặc bị tổn thương do mèo gãi nhiều.
  • Ngứa ngáy, cọ xát liên tục: Mèo có thể gãi nhiều hơn bình thường, cọ vào đồ vật để giảm ngứa.
  • Xuất hiện vảy trắng hoặc mảng da dày: Một số trường hợp, bệnh nặng có thể xuất hiện mảng da dày, đóng vảy cứng.

Cách điều trị và phòng tránh nấm ở mèo

Sử dụng thuốc trị nấm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị nấm mèo, một số loại phổ biến như:

  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại kem như Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole giúp tiêu diệt nấm hiệu quả.
Thuốc trị nấm mèo
Thuốc trị nấm mèo
  • Dầu gội trị nấm: Sử dụng dầu gội có chứa Chlorhexidine hoặc Ketoconazole để tắm cho mèo 2-3 lần/tuần.
  • Thuốc uống trị nấm: Trong trường hợp nặng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc như Itraconazole hoặc Griseofulvin.

Vệ sinh môi trường sống của mèo

  • Dùng thuốc bôi trị nấm
    💊 Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole: Các loại kem bôi giúp tiêu diệt vi nấm nhanh chóng, giảm ngứa và viêm nhiễm.
  • Tắm cho mèo bằng dầu gội trị nấm
    🛁 Dầu gội chứa Chlorhexidine hoặc Ketoconazole: Hỗ trợ làm sạch da, loại bỏ bào tử nấm, nên sử dụng 2-3 lần/tuần.
  • Thuốc uống trị nấm (trường hợp nặng)
    💊 Itraconazole hoặc Griseofulvin: Được kê đơn cho mèo bị nấm toàn thân hoặc tình trạng nặng, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống
    🧼 Khử trùng định kỳ: Dùng nước nóng để giặt chăn, ổ nằm, lau sàn bằng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt bào tử nấm.
    ☀️ Phơi nắng đồ dùng của mèo: Ánh nắng giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm hiệu quả.
Vệ sinh chỗ ở mèo sạch sẽ
Vệ sinh chỗ ở mèo sạch sẽ

Một số lưu ý khi chăm sóc mèo bị nấm

Bệnh nấm ở mèo không chỉ gây khó chịu cho thú cưng mà còn dễ lây lan sang mèo khác và cả con người. Vì vậy, khi chăm sóc mèo bị nấm, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Cách ly mèo bệnh để hạn chế lây lan: hạn chế dùng chung bát ăn, khay vệ sinh, giường ngủ với mèo khác.
  • Thường xuyên khử khuẩn vệ sinh môi trường sống: phơi nắng các vật dụng, dùng đèn UV giảm bào tử nấm phát tán.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho mèo để nâng cao sức đề kháng.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y và kiên trì vì điều trị nấm mèo thường kéo dài từ 3-5 tuần, tùy vào tình trạng bệnh.

Nấm mèo có lây sang người không?

Câu trả lời là CÓ. Bệnh nấm da mèo có thể lây sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những ai có hệ miễn dịch yếu. Khi tiếp xúc với mèo bị bệnh, bạn có thể bị ngứa, nổi mẩn đỏ, hoặc xuất hiện vùng da có vảy tròn như hắc lào.

🛑 Cách phòng tránh:
✔️ Rửa tay sạch sau khi chạm vào mèo.
✔️ Không ôm mèo bị nấm vào người hoặc để mèo ngủ chung giường.
✔️ Khử trùng chăn gối, ghế sofa nếu mèo thường nằm trên đó.
✔️ Đi khám da liễu ngay nếu có dấu hiệu bị nhiễm nấm từ mèo.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *